Bạn băn khoăn ở người bị suy thận phải lọc máu khi nào? Bạn lo lắng tình trạng bệnh của mình đã phải chạy thận chưa? Phải lọc máu có nguy hiểm tới tính mạng không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Người Bị Suy Thận Phải Lọc Máu Khi Nào?
Theo trang TamAnhHospital, BS.CKII Đinh Cẩm Tú chia sẻ rằng:
“Bệnh thận mạn được chia thành 5 giai đoạn. Khi chuyển sang giai đoạn 3, 4 và 5 thận bắt đầu suy giảm hoặc mất dần chức năng lọc do mức độ tổn thương ngày càng nặng. Thông thường, người bệnh buộc phải tiến hành lọc máu khi bị suy thận cấp hoặc suy thận mạn đã bước vào giai đoạn cuối (giai đoạn 5). Lọc máu là phương pháp điều trị phổ biến nhất, giúp người bệnh kéo dài sự sống.”
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh thận của bệnh nhân mà bác sĩ có những chỉ định lọc máu khác nhau. Cụ thể, nếu bạn mắc phải một trong những tình trạng dưới đây thì buộc phải lọc máu.
1. Suy thận cấp
Bệnh nhân bị suy thận cấp nếu có các biểu hiện sau:
- Không đáp ứng với điều trị nội khoa, thiểu niệu hoặc vô niệu
- Ure máu cao hơn 30 mmol/l
- Kali máu cao hơn 6 mmol/l, K+ tăng nhanh, trên điện tâm đồ có nhịp chậm, rối loạn nhịp tim thất bại với điều trị nội khoa
- Tăng gánh thể tích, áp lực tĩnh mạch trung tâm tăng, biến chứng phù phổi
- Toan máu nặng pH dưới 7.2
- Na+ máu cao hơn 150 mmol/l hoặc thấp hơn 115 mEq/l
Để lọc máu cho người bị suy thận cấp, bác sĩ tư vấn 2 phương pháp: lọc màng bụng và thận nhân tạo.
2. Suy thận mạn
Nếu người bệnh có các triệu chứng như ure trong máu cao, độ lọc cầu thận dưới 15ml/phút, Kali trong máu cao hơn 6,5mmol/L, xuất hiện rối loạn điện giải, tan máu nặng và phù phổi. Đối với trường hợp này, bệnh nhân cũng có thể lọc máu bằng lọc màng bụng (lọc màng bụng tự động bằng máy hoặc liên tục ngoại trú) và chạy thận nhân tạo.
Chạy Thận Lọc Máu Bao Nhiêu Tiền?
Tùy vào tình trạng bệnh của từng người và phương pháp chạy thận mà chi phí cũng khác nhau. Theo thống kê cho thấy chi phí chạy thận ở Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia lớn trên thế giới. Tuy nhiên, đó vẫn là một khoản tiền khổng lồ khi bệnh nhân phải điều trị không phải một lần mà lâu dài.
Nếu bệnh nhân có bảo hiểm y tế thì các khoản chi phí liên quan đến lọc máu, chạy thận, thuốc hay chẩn đoán sẽ được miễn 80 – 100%. Nếu phát sinh các khoản phí khác thì người bệnh phải chi trả từ vài triệu đến vài chục triệu. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chính xác.
Người Chạy Thận Có Thể Sống Được Bao Lâu?
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và phác đồ điều trị mà tuổi thọ của người lọc máu chạy thận khác nhau. Có người có thể sống thêm 20 năm, 30 năm nếu chạy thận kéo dài. Tuy nhiên, theo thống kê thì tuổi thọ trung bình của người chạy thận chỉ kéo dài từ 5 – 10 năm. Với những trường hợp thận bị hỏng thì bạn phải chạy thận cả đời hoặc ghép thận.
Làm Thế Nào Để Giảm Nguy Cơ Bị Suy Thận Phải Lọc Máu?
Khi bạn phải lọc máu, chạy thận đồng nghĩa với việc tính mạng của bạn đang rất nguy cấp. Chưa kể bạn phải chi trả một khoản tiền lớn để chữa trị liên tục. Đây là điều không phải gia đình nào cũng có thể xử lý được. Do đó, việc áp dụng các biện pháp giúp giảm nguy cơ suy thận là điều cần thiết.
Các biện pháp giúp làm giảm nguy cơ chạy thận nhân tạo bao gồm:
1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Bạn cần có chế độ ăn kiêng gồm kiểm soát lượng natri trong khẩu phần ăn ở mức 2,3g/ngày; hạn chế các thực phẩm giàu kali và photpho, đồng thời cung cấp lượng protein vừa đủ (0,8g/kg trọng lượng cơ thể/ngày). Điều này giúp ngăn chặn tiến triển của suy thận và các biến chứng nguy hiểm.
2. Điều chỉnh lối sống khoa học
Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc hút thuốc lá có liên quan tới sự bất thường của lượng albumin trong nước tiểu, từ đó thúc đẩy suy thận tiến triển. Do đó, nên thay đổi lối sống khoa học bằng cách cai thuốc lá và tăng cường các hoạt động thể chất từ 20 đến 30 phút mỗi ngày.
3. Sử dụng thuốc
Nếu tình trạng suy thận của bạn ở mức độ khá nguy hiểm nhưng chưa tới mức cần phải lọc máu, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc để ngăn chặn tiến triển này. Bạn có thể sử dụng thuốc ức chế men chuyển (ACE) hoặc ARB để kiểm soát huyết áp và giảm albumin hoặc sử dụng các loại thuốc kiểm soát đường huyết tích cực.
4. Sử dụng sản phẩm kiềm Saphia
Sản phẩm kiềm Saphia được chiết xuất 100% từ thảo dược, giúp cân bằng độ Ph trong cơ thể, giảm nồng độ axit vốn là môi trường hoạt động tốt của các loại virus, vi khuẩn. Đối với bệnh nhân bị suy thận, bạn có thể tìm hiểu sản phẩm kiềm Saphia Alkali GT (sản phẩm cho nhóm bệnh gan thận).
Tổng Kết
Bài viết trên đây đã tư vấn bạn khi nào cần lọc máu và các vấn đề liên quan đến người chạy thận. Nhìn chung, bệnh nhân phải tiến hành chạy thận khi bệnh tình đã quá nặng nên rất khó để điều trị hoàn toàn. Do đó, giữ gìn lối sống khoa học và chế độ ăn uống cân bằng là điều cần thiết. Nếu bạn có băn khoăn, đừng quên liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.