Bạn đang tìm kiếm suy nghĩ nhiều suy nghĩ lung tung là bệnh gì? Bạn không biết suy nghĩ nhiều quá có tác hại gì không? Tại sao suy nghĩ nhiều lại đau đầu? Đây đều là những băn khoăn của người suy nghĩ quá nhiều. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết về nguyên nhân và biểu hiện của bệnh lý này.

 

suy nghĩ nhiều suy nghĩ lung tung la bệnh gì

 

Suy Nghĩ Nhiều Là Bệnh Gì?

 

Suy nghĩ nhiều (overthinking) là dấu hiệu bệnh lý chỉ người có suy nghĩ bi quan trước mọi vấn đề trong cuộc sống như: học tập, công việc, tài chính, các mối quan hệ, gia đình,v.v.. Họ thường không đánh giá sự việc một cách bình thường mà dùng lăng kính tiêu cực để nhìn nhận.

Những người suy nghĩ quá nhiều thường bế tắc trong suy nghĩ. Họ không tìm ra được lối thoát cho một vấn đề nào đó ngay cả khi đó là vấn đề quá vụn vặt. Cuối cùng, họ thường đưa ra những quyết định thiếu sáng suốt, thậm chí kết thúc sinh mệnh của mình để tìm ra được lối thoát.

 

Suy Nghĩ Nhiều Quá Có Tác Hại Gì?

 

Khi suy nghĩ quá nhiều, con người có thể rơi vào tình trạng stress kéo dài hoặc rối loạn lo âu. Stress kéo dài mang lại nhiều tác hại nghiêm trọng như:

 

1. Đau đầu, đau nhức cơ thể

 

Khi bạn suy nghĩ quá nhiều, bạn thường cảm thấy đau nhức vùng đầu như người say bia rượu. Điều này xảy ra do não bộ tiết ra các chất gây hại, gây rối loạn hormone mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái, khiến cơ thể mệt mỏi và đau nhức. Nói theo góc độ của các chuyên gia Sống Kiềm, suy nghĩ quá nhiều khiến cơ thể sản sinh axit – căn nguyên của mọi bệnh tật.

 

2. Rối loạn giấc ngủ

 

Những người suy nghĩ quá mức sẽ rơi vào trạng thái bế tắc, không tìm ra được lối thoát. Khi đối mặt với bất cứ vấn đề nào, họ luôn mệt mỏi, cho rằng đây là vấn đề rất nan giải. Họ mang những suy nghĩ đó ngay cả khi ngủ, gây rối loạn giấc ngủ. Theo nghiên cứu cho thấy 80% người bệnh không thể bắt đầu giấc ngủ bình thường, ngủ không sâu giấc hoặc mất ngủ.

 

3. Mất tập trung, suy giảm trí nhớ

Người bệnh thường rơi vào những suy nghĩ của bản thân dù đang làm bất cứ việc gì. Họ hành động theo vô thức, do đó khi có một tiếng động mạnh, họ sẽ bị giật mình. Điều này cũng khiến họ làm việc không hiệu quả và chán nản, rồi từ đó lại tiếp tục stress. Vòng lặp này cứ diễn ra cho đến khi họ tìm ra một hướng đi mới cho bản thân.

 

4. Rối loạn cảm xúc

 

rối loạn cảm xúc

 

Khi cơ thể rơi vào mệt mỏi, stress trong một thời gian dài, cảm xúc cũng bị ảnh hưởng theo. Người bệnh có thể mắc chứng rối loạn lo âu hoặc rối loạn lưỡng cực. Họ vui buồn thất thường và rất khó kiểm soát được cảm xúc của mình. Họ mặc cảm tự ti ngay cả khi không rõ nguyên nhân.

 

5. Đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa

 

Đường ruột được coi là bộ não thứ hai của cơ thể khi nó chứa tới hàng triệu tế bào thần kinh. Khi bộ não mệt mỏi vì suy nghĩ nhiều, nó sẽ truyền tín hiệu đến hệ thần kinh tới đường ruột, gây ra các bệnh nguy hiểm như: trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày,v.v..

 

6. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch

 

Suy nghĩ nhiều dẫn đến rối loạn lo âu. Người bệnh dễ bị khó thở, tim đập nhanh, thở gấp, giảm lượng máu chảy đến tim và mang đến những bất thường về hoạt động tim mạch. Nếu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim,v.v..

 

7. Nguy cơ đột quỵ

 

Đột quỵ thường dễ xảy ra đối với những người có cảm xúc quá độ. Người stress kéo dài, suy nghĩ tiêu cực thường xuyên làm mất khả năng điều chỉnh cảm xúc, dẫn đến cảm xúc lên xuống đột ngột. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy đột quỵ thường có tỷ lệ cao hơn ở những người lo lắng kéo dài.

 

Người Suy Nghĩ Nhiều Là Người Như Thế Nào?

 

Người suy nghĩ nhiều thường là những người suy nghĩ tiêu cực, bế tắc trong cuộc sống. Do suy nghĩ quá nhiều nên họ sẽ tinh tế hơn những người khác. Họ dành thời gian để quan sát mọi sự vật, sự việc xung quanh, sau đó đưa chúng vào một câu chuyện mà họ tưởng tượng ra. Thời gian dài, họ sẽ có những trải nghiệm mà người bình thường không thể có được.

Người suy nghĩ nhiều thường ngoài mặt thì vui vẻ, trong lòng thì chán nản. Họ mỉm cười với mọi người xung quanh nhưng rất khó để chia sẻ tâm sự với bất cứ ai. Ngay cả với những người thân thiết nhất, họ cũng chỉ chia sẻ ở một mức độ nào đó. Không có cách nào để đào sâu suy nghĩ của những người này.

Người suy nghĩ quá độ thường để tâm đến người khác. Họ chú ý đến mọi cảm xúc của người xung quanh. Họ tìm cách để làm hài lòng người khác ngay cả khi những điều đó không tốt đối với họ. Nếu đối phương không hài lòng, họ sẽ luôn đổ lỗi cho bản thân. Họ mong muốn được người khác khen ngợi trong mọi hoàn cảnh.

Nhìn chung, người suy nghĩ quá nhiều rất nhạy cảm. Suy nghĩ của họ là một hố sâu mà không phải ai cũng sẵn lòng tìm hiểu. Họ tự nhốt bản thân trong chính suy nghĩ của mình, vì vậy không bao giờ tìm được lối thoát.

 

người suy nghĩ nhiều là người như thế nào

 

Làm Gì Để Không Suy Nghĩ Nhiều?

 

Suy nghĩ quá nhiều không phải điều tốt bởi vì nó ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống nghiêm trọng. Vậy làm gì khi suy nghĩ quá nhiều?

 

1. Nhận thức vấn đề của bản thân

 

Tất cả hành động của bạn khi suy nghĩ quá nhiều đều mang đến sự tiêu cực của bản thân. Hãy để ý những hành động này, cố gắng thay đổi nhận thức của chính mình bởi nhận thức là chìa khóa giúp thay đổi suy nghĩ tốt nhất.

 

2. Đánh lạc hướng suy nghĩ

 

Làm thế nào để ngừng suy nghĩ đến những điều tiêu cực? Hãy đứng dậy làm một việc gì đó như dọn dẹp nhà cửa, nấu một món ăn, đi dạo, chăm sóc thú cưng,v.v.. Điều này giúp bộ não của bạn tập trung vào việc đang làm và hạn chế nghĩ đến điều tiêu cực.

 

3. Thư giãn và hít thở sâu

 

Việc điều chỉnh hơi thở là cách giúp bộ não cảm thấy thư giãn hơn. Khi bạn hít thở sâu, não bộ sẽ được cung cấp đủ oxy, giúp loại bỏ được những cảm xúc tiêu cực không cần thiết. Hãy tìm không gian rộng rãi, thoải mái, yên tĩnh và có nhiều ánh sáng. Hít những hơi sâu bằng mũi và thở ra từ từ bằng mồm. Duy trì điều này trong thời gian dài sẽ giúp bạn cảm thấy lạc quan hơn.

 

4. Nhìn nhận mọi việc một cách tổng quát hơn

 

Bạn nên nhìn nhận lại những vấn đề mình gặp phải và điều mình suy nghĩ. Điều này giúp bạn tự đặt ra những câu hỏi và tìm ra giải pháp cho vấn đề đó. Hãy suy nghĩ xem vấn đề sẽ tồn tại bao lâu? 1 năm? 10 năm? Ngay cả khi 50 năm mới có thể giải quyết được thì việc xác định được mục tiêu sẽ kéo bạn ra khỏi những bế tắc của mình.

 

5. Tập đưa ra quyết định nhanh chóng

 

Người suy nghĩ quá nhiều thường tự đặt ra nhiều tình huống giả định, từ đó dẫn đến ngập ngừng, thiếu quyết đoán trong đưa ra quyết định. Hãy tập cách đưa ra quyết định nhanh chóng và rút ngắn thời gian dần dần. Đôi khi vấn đề có thể giải quyết trong một nốt nhạc nhưng nó sẽ trở nên phức tạp khi bạn nghĩ quá nhiều.

 

6. Hạn chế suy nghĩ, hành động ngay!

 

Tương tự như việc hạn chế thời gian ra quyết định của mình, bạn nên hành động nhiều hơn là suy nghĩ. Nếu bạn suy nghĩ quá nhiều, thông thường bạn sẽ không dám thực hiện vì bạn tưởng tượng ra quá nhiều vấn đề khiến nó trở nên phức tạp hơn. Còn khi bạn hành động, ngay cả khi nó thất bại thì bạn cũng rút ra được bài học đáng giá.

 

làm gì để không suy nghĩ nhiều

 

Sống Kiềm Là Liệu Pháp Chữa Suy Nghĩ Nhiều Tốt Nhất

 

Sống kiềm là một khái niệm mới, nói về lối sống khỏe và bình an từ trong bên trong. Người sống kiềm luôn hướng đến mục tiêu bản thân khỏe mạnh, không phải suy nghĩ về tài chính và biết cách để bản thân thấy bình an.

Sống kiềm là cách bạn kiềm hóa cơ thể bằng việc ăn những thức ăn kiềm, uống nước kiềm,v.v.. Bạn cần thay đổi lối sống suy nghĩ đơn giản khi đối diện với bất cứ việc gì để bản thân cảm thấy bình an hơn. Sống kiềm sẽ khiến cuộc sống của bạn trở nên tươi đẹp hơn.

Chính vì vậy, sống kiềm là phương pháp điều trị bệnh suy nghĩ nhiều cùng nhiều bệnh lý nguy hiểm khác tốt nhất. Suy nghĩ nhiều là hành động tạo ra môi trường axit trong cơ thể, là tác nhân chính gây ung thư cùng hàng tá bệnh mạn tính nguy hiểm. Kiềm hóa cơ thể thông qua lối sống giúp cân bằng lại PH, giúp bạn khỏe mạnh từ bên trong.

 

Tổng Kết

 

Bài viết trên đã giải đáp những băn khoăn về việc suy nghĩ nhiều là bệnh gì cùng nhiều vấn đề liên quan. Bạn hãy luôn tìm cách thư giãn bản thân để có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Tham gia SongKiem.Net để tìm ra hướng đi đúng đắn cho bản thân mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *